Lịch sử hình thành xã Giao Tiến
Lượt xem: 4177
Xã Giao Tiến có diện tích 8,73 km²[1]. Theo Tổng điều tra dân số năm 1999, xã Giao Tiến có dân số 17.682 người[1]. Xã Giao Tiến hiện nay được thành lập năm 1969 trên cơ sở sáp nhập các xã Giao Tiến (cũ), Giao Hùng và Giao Thắng[3]. Địa giới xã Giao Tiến: • Phía đông giáp với các xã Hoành Sơn và Giao Châu thuộc huyện Giao Thủy

Đền thôn Thượng

Xã Giao Tiến có diện tích 8,73 km²[1]. Theo Tổng điều tra dân số năm 1999, xã Giao Tiến có dân số 17.682 người[1]. Xã Giao Tiến hiện nay được thành lập năm 1969 trên cơ sở sáp nhập các xã Giao Tiến (cũ), Giao Hùng và Giao Thắng[3]. Địa giới xã Giao Tiến:
• Phía đông giáp với các xã Hoành Sơn và Giao Châu thuộc huyện Giao Thủy. • Phía nam giáp với các xã Giao Yến và Giao Tân thuộc huyện Giao Thủy. • Phía tây giáp với các xã Xuân Vinh và Xuân Trung thuộc huyện Xuân Trường. • Phía bắc giáp với các xã Thọ Nghiệp và Xuân Phú thuộc huyện Xuân Trường. Hành chính Xã Giao Tiến gồm 03 đơn vị hành chính: HTX Quyết Tiến; HTX Quyết Thắng; HTX Hùng Tiến.
Nguồn tham khảo từ cuốn "Hòe Nhai Lục" là tư liệu của địa phương Khởi thuỷ do ông tổ họ Nguyễn dòng Nguyễn Khải (cụ biểu Khải) người gốc Hoè Nhai (Bắc thành Thăng Long) tên tự là Nguyễn Thịnh Công chiêu mộ dân tán đương thời xuống vùng biển Sơn Nam Hạ, lập ấp, lấy tên cũ đặt cho ấp mới là ấp Hoè Nhai, huyện Giao Thuỷ (hiện ở Hà nội có một con phố tên là Hòe Nhai), thuộc phủ Thiên Trường, trấn Sơn Nam vào khoảng niên hiệu Diên Ninh năm thứ III (1456). Kế đó khởi tổ dòng Hoàng Suý; Hoàng Công tự Võ Tâm xuống lập ấp, lập nghiệp nơi đây cùng họ Nguyễn vào khoảng niên hiệu Hồng Đức thứ 23(1492). Cương vực lúc đầu của ấp Hoè Nhai ở tả ngạn sông Nhị Hà (sông Hồng) phía lưu vực của Hà Lạn. Đông Bắc giáp ấp Dương Liễu (Thái Bình) liên hệ gián cách nhau bằng dòng chảy qua cồn bãi biển bằng cầu nhỏ, buộc lại bằng vài ba chiếc lạt. Sau này mang tên cửa Ba Lạt, Bắc và Tây Bắc đối ngạn sông Nhị Hà là ấp Trà Lũ. Đông, Nam còn lại là bãi bùn sình lầy, bờ biển vịnh Bắc Bộ. Ấp Hoè Nhai ở vào khoảng thị trấn Ngô Đồng ngày nay. Việc hình thành làng ấp diễn ra hàng thế kỉ. Các dòng họ khác tiếp tục xuống gia nhập ấp Hoè Nhai như các họ: Họ Vũ (ba họ) Cao, Hoàng, Phạm thôn thượng, Lê, Mai, Hoàng thôn chính, Phạm thôn trung… đều trải qua nhiều năm nhiều thế hệ khai hoang lấn biển, làm thuỷ lợi ổn định chỗ ở, phát triển sản xuất. Xây dựng mọi mặt thành một xã hội hoàn chỉnh ở ven biển, kiểu một công xã nông thôn ngày trước. Nhưng quá trình xây dựng làng ấp nơi đất mới ở cửa sông dẫn ra biển chưa ổn định bị sụt lở. Khoảng năm đầu niên hiệu Dương Hoà (1635) lúc đó đã chuyển dần một số công trình cố định vào một bộ phận dân cư lùi xuống phía cửa biển Hà Lạn tiếp tục khai khẩn thêm ruộng đất, xây dựng làng ấp về mọi mặt văn hoá giáo dục trên 03 thế kỉ(1456 – 1787) ấp Hoành Nha mới có 08 vị có học vị Giám Sinh, Hiệu sinh (Bản mẫu:Hòe đình nhất lục san I trong cuốn Hòe Nhai Lục) theo võ cách có vị làm đến Lang tướng, có vị phong tước công, tước hầu, tước bá (Bản mẫu:Theo các Phả tộc các dòng họ).
 Ba Lạt phá hội và định hình làng ấp lần II Năm Chiêu Thống nguyên niên 1787 vào ngày 15 – 08 Âm lịch gặp trận Bão, Lũ lớn, nước trên thượng nguồn đổ về dòng chảy ra Hà Lạn bị nghẽn tắc lại do phù sa và đất bồi trúc lâu ngày. Những cây Vông ( Ngô Đồng) ở rừng trôi về chắn ngang cửa sông( Khu cống Ngô Đồng ngày nay). Ấp Hoè Nhai bị cuốn trôi, họ Nguyễn Khải mất 06 đời mồ mả. Họ Hoàng Suý mất 05 đời mồ mả. Những công trình nào chuyển trước năm 1635 mới giữ được. Còn lại thì mất sạch, nhân dân lưu tán, mọi mặt bị gián đoạn kéo dài nhiều năm (Theo lời án của Hoè Nhai lục). Các vị tổ các họ có công lập ấp thời kì trước phải chiêu hồi các dân lưu tán và triệu tập các dòng họ mới chuyển theo hướng cửa Hà Lạn (khu Cựu Thượng) ngày nay. Như vậy Hoè Nhai từ tả ngạn sông Hồng đã chuyển qua Hữu Ngạn và đổi tên là xã Hoành Nha. Về sau các xã kế cận đều lấy chữ Hoành đặt tên chữ đầu cho xã. Câu Nan Chân (Nam trực) thất cổ, Giao Thuỷ lục Hoành có từ đó và địa danh Ngô Đồng xuất phát từ đó.


Cổng làng Thôn Chính

 - Hoành Nha tức Hòe Nhai bước vào định hình làng xã lần 2 nhưng chuyển về khu đất mới, cồn bãi còn sình lầy. Ở kế cận nổi lên bọn bạo loạn nhỏ “ giặc cỏ” ở địa phương ấp Hoành Tứ ( nay là xã Hoành Sơn )là phủ Hanh và Cống Cẩn đổi tên là Quận Thạc(1) hàng ngày cướp bóc, bắt trâu bò phá hoại sản xuất của ấp Hoành Nha. Vì vậy phải chuyển chỗ ở lui xuống dưới …(?). Mãi tới năm Gia Long thứ II (1803) mới xác định được điền bạ(khảo điền). - Sau khi xác định về điền bạ, cương giới lãnh địa xã Hoàng nha xảy ra vụ ấp Trà Lũ vượt sông Sò (tức nhánh sông Hồng cũ) tranh chiếm cánh đồng Phù Sa gần 500 mẫu ruộng đất. Vụ Phù Sa điền án kéo dài 12 năm mới kết thúc(1816) thắng lợi. - Năm 1820 ( Minh Mạng ) năm thứ I khảo đinh trong xã(điều tra dân số) 19 vị có công trong vụ sa điền án giữ được ruộng đất cho dân được truy niệm là Tiên Liệt của xã - phụng tự tại miếu thành Hoàng làng. - Từ năm 1787 – 1816 định hình làng xã lần thứ II mới hoàn tất. Cương vực xã Hoành Nha lúc đó cơ bản là địa lí xã Giao Tiến hiện tại.
Sau định làng xã lần II và qua nhiều thập kỉ bị gián đoạn, việc học tập theo khoa cử triều Nguyễn được tiếp tục, có 04 vị học vị Cử nhân và 10 vị học vị Tú Tài( Hoè nha nhị lục san). Sau vụ Phù sa điền án (1803 – 1816) kể trên. Mười năm sau trong xã còn xảy ra vụ Tam trưng điền kí (ba lần trưng chiếm 150 mẫu ruộng của làng). Từ năm 1827 - 1841 mới kết thúc, việc xây dựng làng xã lần II mới hoàn tất. Tên xã, ấp đến nay đã ba lần đổi tên, gắn liền với những biến đổi tự nhiên và các sự kiện lịch sử. Chú thích: (1) Thạc quận công Hoàng Phùng cơ tướng thời cuối Lê lúc đó đã chết, ca dao có đoạn: Được thời Cống Cẩn làm Vua Phủ Hanh làm chúa kinh đô đàng ngoài Các công trình văn hoá và tín ngưỡng Sau khi lập ấp Hoè Nhai, cụ Thái tổ họ Nguyễn dựng ngôi thờ thuỷ thần, trấn ngạn ngay tại cửa sông bằng thanh tre. Khoảng năm 1613 Hoàng Đinh …(?) ông tổ đời thứ 05 họ Phạm, hiệu Từ Phúc cùng một nhóm dân cư lên miền thượng lưu sông Đà khai thác tre gỗ, đã đến làm lễ xin chân Hương tại miếu Sơn Thần ở cửa ngòi đưa về thờ ở đền của xã. Khoảng năm 1635 (niên hiệu Lê Chính Hoà năm thứ I). Đất cửa sông có nguy cơ sụt nở, xã đã huyển ngôi đền về khu Cựu Thượng, chia xã thành 03 thôn và lập thành 03 môi miếu thờ thành Hoàng làng. Cùng thờ một ngôi thần lấy tên là Thần cửa Ngòi. Các vị sắc phong thần triều Lê đều ghi là: Cửa Ngòi Đại Vương. Các vị sắc phong thần triều Nguyễn cải hiệu là: Đà Giang tôn thần ( cả ba miếu có 39 đạo sắc phong thần) đồng thời thờ các vị tổ có công lập ấp và dựng ấp cùng các vị có công trong vụ Phù sa điền án. Cả ba ngôi đền trong xã được xây dựng bằng gỗ cuối thế kỉ 16 (Đình Làng Thượng trước làm chùa dựng năm 1590) chuyển về vị trí hiện tại và trùng tu năm 1850 ( Văn bia chùa Chính và chùa Thượng) • o Ba ngôi miếu tái thiết quy mô, giữ lại một phần cốt cách cũ như hậu cung và một số vì gỗ. - Miếu thôn Chính làm lại năm 1933 – 1936 - Miếu thôn Thượng làm lại năm 1940 – 1942 - Miếu thôn Trung làm lại năm 1947 – 1952 Hai ngôi chùa trùng tu vào năm: Chùa thôn Chính năm 1718 và 1856 Chùa thôn Thượng năm 1718 và 1856 Định kì hàng năm hoặc sau bão tố có hư hại được sửa chữa tu bổ. Quy mô công trình các Đền, Chùa trong xã và các tự khí cổ truyền còn lưu giữ được một sô(?). Phụng tự & nghi lễ • Chùa thờ Phật theo tôn chỉ và nghi lễ Phật giáo miền Bắc cổ truyền. Sư phụ chùa theo Sơn môn chùa Trà Bắc (Bắc tức thôn Bắc Trà Lũ và trước là tổ Thanh Trà). • Miếu thờ thành Hoàng, ngôi vị và danh hiệu, Đà Giang tôn thần đã có sác phong thần 07 đạo triều Lê( Trong đó Lê Chiêu Thống I, còn lại không rõ tên, phong Cửa ngòi Đại Vương) 06 đạo thuộc triều Nguyễn. Hợp phong cho cả 03 đền ( miếu) cộng lại 33 đạo sắc. • Phối tư tiên hiền, tiền bối: Các vị có công lập ấp, các vị có công dựng ấp (hậu thần) và 19 vị có công trong vụ Phù Sa điền kí. • Đây là chỗ dựa tinh thần cho dân Giao Tiến ( Hoành Nha) theo Phật Giáo(lương) trên 500 năm qua.
 • Tục lễ hội hàng năm tại 03 miếu thờ Thành Hoàng làng trong xã đều tiến hành như các nơi khác. Lễ Nguyên Đán (Giao thừa) lễ Xuân(kì phúc) lễ Thu ( Lễ tịch điền đầu vụ)…Vì đây không có ngày Giỗ thần như các nơi khác thờ các nhân vật lịch sử nên có Đình tế vào cuối xuân (tháng 03 Âm lịch) lễ Kỉ công các vị lập ấp qua 02 thời kì định lại làng xã và có 19 vị có công trong vụ án Phù sa điền ( chứng thích còn lưu lại 06 bài hát nói (Bản mẫu:Theo gia phả họ Nguyễn và bài văn tế Đình của cử nhân Lê Toàn Thanh) • Dựa vào Đinh tế 03 năm 01 lần mở hội toàn xã, làm lễ rước thần quy mô: Rước thần Hoàng 03 miếu, tổ của các họ quy về một địa điểm, thường ở miếu Thượng hoặc miếu Chính hoặc đình Giữa hoặc đình Chợ. • Thời gian mở hội thường 05 – 07 ngày có các nghi thức kèm theo như: Chèo hát, Cờ người, Đấu vật, bơi Trải, thi Võ, nấu Cơm, yến lão… Từ sau cách mạng tháng 08/1945 bỏ lễ hội, đến năm 1995 mới được khôi phục lạị./.
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1